Lâm Trung Thủy là một xã Vùng Hạ du, phía Đông Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh trải qua hàng trăm năm , con người nơi đây đã khai phá thiên nhiên để biến những vùng đất hoang sơ thành những xóm làng đông vui trù phú.

Xã Lâm Trung Thủy tên gọi của các xã Đức Lâm, Trung Lễ và Đức Thủy sau sáp nhập, trước đây nổi tiếng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng và cũng là vùng đất có nhiều cử nhân, tiến sĩ, danh nhân nổi tiếng, đời sống văn hóa tinh thần phong phú, nhân dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt tôn giáo tín ngưởng có từ rất lâu đời. Có nhà thờ giáo xứ chuẩn Thượng Ích,  Nhà thờ giáo họ Ích Ngoại, Nhà thờ giáo họ Ích Nội, giáo họ Ngọc Lâm và giáo họ Tường Vân. Có 2 di tích lịch sử văn hóa quốc gia ( nhà thờ Họ Lê và Đền Voi mẹp), có 8 di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh.

1. NHÀ THỜ HỌ LÊ

Di tích Quốc gia được xếp hạng theo Quyết định số 3211/QĐ-BT ngày 12/12/1994 của Bộ Văn hóa - Thông tin.

Tên thường gọi là nhà thờ Lê Ninh, thuộc làng Trung Lễ, xã Cổ Ngu, tổng Văn Lâm, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, nay là xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Trung Lễ từ xưa nổi tiếng là đất học hành, khoa bảng lại có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, với hơn chục vị Đại khoa từ thời Lê và những Giáo sư Tiến sĩ nổi tiếng thời nay.

Họ Lê Trung Lễ là một trong những dòng họ lớn ở Hà Tĩnh, có bề dày lịch sử và truyền thống lâu đời, có nhiều bậc tài cao học rộng, yêu nước thương dân. Theo gia phả, văn bia cho biết, tổ tiên họ Lê nguyên ở tỉnh Thanh Hóa vào lập nghiệp ở đây khoảng thế kỉ XVII, đến đầu thế kỉ XVIII dòng họ Lê ở đây đã có nhiều người đỗ đạt cao. Trong “Nhị thập bát tú” của đất Hà Tĩnh, họ Lê làng Trung Lễ góp mặt bốn vị: Lê Ninh, Lê Văn Huân, Lê Thiệu Huy và Lê Văn Thiêm.

Nhà thờ họ Lê đã được xây dựng lâu đời; năm 1918 được trùng tu tôn tạo qui mô gồm ba tòa: hạ, trung và thượng điện; ngoài ra còn có nhà giám trì để cất giữ đồ thờ, nhà kho và nhà thường học là nơi bình thơ văn, dạy chữ quốc ngữ. Hạ điện gồm ba gian hai hồi, tường xây mái lợp ngói vảy, phía trên nóc có hình sư tử đội mặt trời, các vì kèo chạm khắc tinh tế, gian giữa có bức hoành phi nhũ vàng Thực Cựu Đức Cát; đặc biệt ở đây có đặt hai văn bia bằng đá thanh liền khối chữ nhật, nội dung chép hành trạng của Án sát Lê Văn Vĩ và Quản đạo Lê Văn Tự. Trung điện xây theo kiểu giấu cột, gồm ba gian lợp ngói vảy dùng để các án thư, lư hương, các biểu tượng binh khí, thẻ bài, các bức phù điêu, là nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Thượng điện gồm ba gian hai hồi, tường xây lợp ngói vảy, dùng để các long ngai, bài vị và các bệ thờ bằng đá dùng để các lễ vật khi cúng tế.

    NHÀ THỜ HỌ LÊ – THÔN TRUNG KHÁNH- XÃ LÂM TRUNG THỦY

2. ĐỀN VOI MẸP

Di tích Quốc gia được xếp hạng theo Quyết định số 95/1998/QĐ-BVHTT ngày 24/01/1998 của Bộ Văn hóa - Thông tin.

Còn gọi là đền Cả, đền Thánh Mẫu, trước thuộc địa phận xã Cổ Ngu, tổng Văn Lâm, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, nay là thôn Hòa Bình, xã Đức Thuỷ, huyện Đức Thọ, thờ một nữ tướng có công trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.

Cổ Ngu lúc đó gồm các làng Thượng Ích, Trung Lễ, Đông Khê và Thụy Vân; mỗi làng đều có một ngôi đền riêng để thờ vị Thành hoàng của làng mình, còn ngôi đền này là chung của cả xã nên gọi là đền Cả. Còn tên đền Voi Mẹp là có về sau, dựa theo truyền thuyết kể chuyện một vị tướng dẫn đoàn quân đi ngang qua trước cửa đền vẫn ngồi trên mình voi; vị thần trong đền liền bắt voi quì xuống, không cho đi nữa. Mặt khác, trước cổng đền có tượng hai con voi đang quì (mẹp), nên dân gian gọi tên là đền Voi Mẹp.

Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị nghệ thuật, là một di sản văn hóa quí báu của người xưa để lại. Đền được xây trên khu đất bằng phẳng cao ráo, xung quanh có nhiều cây cổ thụ xanh tốt bao bọc. Phía trước là dòng sông Trúc, xưa có chợ Chùa sớm hôm thuyền bè tấp nập - một cảnh đẹp nổi tiếng trong vùng. Đền có qui mô khá đồ sộ, diện tích rộng hơn 1.200m2, kiến trúc hình chữ Tam (三), xung quanh có tường bao. Ngoài cùng phía trước đền là đôi cột nanh lớn đứng uy nghi, gián cách với tam quan đền đến 15m. Ba tòa thượng, trung và hạ điện bằng gỗ lim lợp ngói mũi hài được chạm trổ công phu, rêu phong cổ kính. Tòa trung điện rộng gần 70m2, chạy dài theo nóc trung điện là các hình rồng, hổ phù đắp nổi, đặc biệt ở các góc mái có hình 12 con rồng đi lên bằng đất nung. Ở thượng lương, xà vượt trong điện chạm nổi các hình cây, hoa, muông thú... Bài trí giữa điện có tấm đại tự Tối Linh Từ sơn son thếp vàng, một hương án bằng gỗ chạm khắc rồng phượng, hoa lá, trên đặt mâm gỗ tròn, bình hương; hai bên hương án là hai dãy binh khí như gươm giáo, chùy, thẻ… Tòa thượng điện có nền cao hơn xung quanh chừng 1m, gồm hai gian bằng gỗ lim chạm trổ tinh vi, tường bao quanh ba phía, mái đắp đầu đao, hình rồng và nghê chầu bốn góc.

     ĐỀN VOI MẸP- THÔN HÒA BÌNH- XÃ LÂM TRUNG THỦY

3. NHÀ THỜ TRẦN ĐĂNG NHƯ – DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH

NHÀ THỜ TRẦN ĐĂNG NHƯ – THÔN TRUNG KHÁNH - XÃ LÂM TRUNG THỦY

4. NHÀ THỜ TRẦN CÁT - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH

NHÀ THỜ TRẦN CÁT – THÔN TRUNG ĐÔNG - XÃ LÂM TRUNG THỦY

5. NHÀ THỜ LÊ DỤ - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH

NHÀ THỜ LÊ DỤ – THÔN TRUNG KHÁNH - XÃ LÂM TRUNG THỦY

6. NHÀ THỜ TRẦN TƯỚC - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH

NHÀ THỜ TRẦN TƯỚC  – THÔN TRUNG BẮC - XÃ LÂM TRUNG THỦY

7. ĐỀN THƯỢNG ÍCH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH

ĐỀN THƯỢNG ÍCH – THÔN TRUNG ĐẠI LÂM- XÃ LÂM TRUNG THỦY

        8. ĐỀN NGỌC - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH

          ĐỀN NGỌC  – THÔN NGỌC LÂM - XÃ LÂM TRUNG THỦY

        9. CHÙA HOA LÂM NGỰ - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH

CHÙA HOA LÂM NGỰ  – THÔN ĐỒNG THANH LÂM - XÃ LÂM TRUNG THỦY

        10 . NHÀ THỜ ĐINH PHÚC - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH

NHÀ THỜ ĐINH PHÚC – THÔN TRUNG THÀNH - XÃ LÂM TRUNG THỦY

                                                                                                                  Phan Thị Cẩm Giang - Văn hóa xã hội

 

 

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin cùng chuyên mục

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Bản đồ hành chính
       Liên kết website
       Bình chọn
      Thống kê: 144.000
      Online: 15